ĐỪNG BAO GIỜ ĐÁNH GIÁ THẤP CHÍNH MÌNH

Sài Gòn, 1 ngày giữa tháng 8/2021

Hôm qua khi đọc báo, tôi nhìn thấy rất nhiều người dân quê ở tỉnh tìm cách trở về quê khi biết tin thành phố HCM sẽ giãn cách thêm nhiều ngày nữa, nhưng không thể trở về khi chưa được phép.

Tôi thấy ánh mắt lo lắng, hoang mang của những người làm cha mẹ, khi gồng gánh cả gia đình trên chiếc xe máy, bị mắc kẹt trong mùa dịch.

Quả thật dịch covid19 đã gây rất rất nhiều khó khăn, thách thức lên mọi người, mọi tầng lớp. Nhưng tôi vẫn tin rằng “cùng nhau chúng ta nhất định vượt qua”. Khó khăn chỉ là tạm thời và nếu nhìn ở góc độ tích cực, biết đâu nó sẽ mang lại cho ta những cơ hội lớn hơn. Giống như câu chuyên dưới đây:

———//—————

Có người nông dân xách nước bên sông mỗi ngày bằng hai cái thùng. Một ngày nọ, khi xách nước từ sông về nhà, anh thấy một trong hai cái thùng bị nứt, nước bên trong chỉ còn một nửa, còn cái thùng kia vẫn đầy nước.

Ngày qua ngày, người chủ chỉ mang về nhà được một thùng rưỡi nước. Cái thùng còn nguyên rất tự hào về sự hoàn hảo của nó, còn cái thùng bị nứt luôn cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ. Một ngày nọ, cái thùng nứt lấy hết can đảm nói với người chủ:

 Tôi thật xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông!

– Ngươi xấu hổ về chuyện gì?

– Chỉ vì lỗi của tôi mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của ông.

– Không đâu, khi đi về ngươi hãy chú ý đến những luống hoa bên vệ đường. Người chủ từ tốn trả lời.

Quả thật, dọc theo vệ đường là những luống hoa rực rỡ. Cái chậu nứt cảm thấy vui vẻ phần nào, nhưng rồi, về đến nhà, nó chỉ còn phân nửa nước nên lại ray rứt:

– Tôi xin lỗi ông…

 Ngươi không chú ý rằng hoa chỉ mọc bên này đường, phía của ngươi thôi sao? Ta đã biết được vết nứt của ngươi và đã tận dụng nó. Ta gieo những hạt giống hoa bên vệ đường phía bên ngươi và trong những năm qua ngươi đã tưới cho chúng. Ta hái những cánh hoa đó để trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi, nhà ta sẽ không ấm cúng và duyên dáng như thế này đâu.

———//—————

 

Bài học rút ra từ câu chuyện này là:

Nếu chúng ta là cái thùng nứt thì hãy tận dụng vết nứt của mình để tạo ra giá trị thay vì buồn bã và trách móc mình.

Người xưa thường nói: Dụng nhân như dụng mộc“. Nghĩa là người thợ mộc tận dụng tất cả các loại gỗ lớn, nhỏ, tốt, xấu để làm nên những chi tiết khác nhau. Việc dThành đẹp traiùng người cũng phải biết đặc điểm của từng cá nhân mà phân công lao động hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

Người gánh nước trong câu chuyện đã phát hiện và khai thác khía cạnh hữu ích của vết nứt thay vì bực bội, thất vọng về nó. Ông đã tận dụng nước rò rỉ từ cái xô nứt để tưới hoa, lấy hoa tươi trang trí nhà cửa đẹp đẽ là một thái độ ứng xử đầy yêu thương và độc đáo.

Quan trọng hơn chính là thái độ của cái thùng nứt. “Nhân vô thập toàn”, không ai là hoàn hảo, nói cách khác ai cũng là cái thùng nứt, khác chăng là nứt nhiều hay nứt ít, nứt ngang hay nứt dọc mà thôi. Đừng tự ti hay mặc cảm về “vết nứt” của mình. Nếu tất cả chúng ta có thể mang một trái tim khoan dung như người nông dân, tìm ra điểm mạnh của mình, khắc phục những điểm yếu và chịu tôi luyện chính mình không ngừng thì cũng có ngày làm nên việc lớn, đó cũng là một loại hạnh phúc.

 Đôi khi chúng ta thường đặt cho mình một mục tiêu rất cao nhưng lại lười biếng thực hiện hay cố trì hoãn vì một vài lí do nào đó. Đến khi không đạt được mục tiêu của mình, chúng ta sẽ cảm thấy lo lắng và không vui. Nhưng đôi khi, cần phải thừa nhận rằng chúng ta là người bình thường chứ không phải thánh nhân, nếu thất bại thì làm lại, chứ nếu là thánh nhân thì cần gì làm, cần gì phải cố gắng, đúng không?

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *